Câu trắc nghiệm vật lý có nhiều loại khác nhau: câu trắc nghiệm đúng sai, câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi, câu trắc nghiệm điền khuyết… Trong các kỳ thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh hiện nay đều dùng loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong đó có cả câu trắc nghiệm lý thuyết và câu trắc nghiệm bài tập.
Câu trắc nghiệm lý thuyết là loại câu không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lý thuyết, và biết vận dụng nó vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời.
Ví dụ: Trong một đoạn mạch không phân nhánh, nếu dòng điện trễ pha đối với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch thì trong đoạn mạch đó:
A. không có cuộn cảm
B. không có tụ điện
C. có điện trở thuần và cuộn cảm nối tiếp.
D. cảm kháng lớn hơn dung kháng.
Học sinh nắm vững tính chất của đoạn mạch RTC nối tiếp sẽ tìm thấy phương án A không thỏa mãn vì trong đoạn mạch này dòng điện cùng pha hoặc sớm pha đối với hiệu điện thế. Trong các đoạn mạch nêu ở phương án B và C, dòng điện có thể trễ pha đối với hiệu điện thế nhưng chúng chỉ là các trường hợp riêng, không thể khẳng định chắc chắn trường hợp riêng này sẽ xảy ra. Phương án cần chọn là D.
Câu trắc nghiệm bài tập là loại yêu cầu thí sinh phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán chọn đáp số cần tìm. Khác với toán trong câu tự luận, bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.
Ví dụ: Một vật sáng nhỏ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính mỏng, cho ảnh ảo bằng 3 lần vật và cách vật 20 cm. Tiêu cự thấu kính là:
A. -15cm. B. 10cm. C. 15cm. D. 30cm.
Học sinh có thể nhận xét ảnh lớn hơn vật nên thấu kính phải là thấu kính hội tụ, tiêu cự có giá trị dương, do đó loại được phương án A, nhưng ba phương án còn lại đều là đáp số dương nên phải áp dụng công thức thấu kính để chọn đáp số đúng. Để tìm tiêu cự thấu kính ta cần tính d và d từ các phương trình: k = -d/d = 3; -d – d = 20cm. Sau đó tính được d = 10cm; d = -30cm, thay vào phương trình: 1/f = 1/d + 1/d sẽ tìm được f = 15cm. Ta chọn phương án C.
Trong các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh, số câu trắc nghiệm bài tập thường nhiều hơn số câu trắc nghiệm lý thuyết.
Mỗi loại câu trắc nghiệm đều có thể có mức độ khó dễ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Với các câu hỏi ở mức nhận biết, học sinh chỉ cần nhận ra một công thức, một định nghĩa, một định luật hoặc chỉ thay số liệu đơn giản là đã tìm được phương án trả lời. Tuy nhiên vẫn có một số học sinh không được điểm khi làm loại câu này do không nắm vững lý thuyết hoặc chủ quan không đọc kỹ câu hỏi. Các câu hỏi trắc nghiệm thường rải ra nhiều phần khác nhau của chương trình, không có trọng tâm, trọng điểm. Do vậy nếu học tủ và không rèn luyện để có một trí nhớ tốt, học sinh sẽ bị mất điểm ngay ở một số câu dễ.
Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ thông hiểu, học sinh muốn chọn phương án đúng phải nắm được ý nghĩa của khái niệm hoặc sự kiện hiện tượng để suy luận, hoặc chuyển dịch nó từ mức độ trừu tượng này sang mức độ trừu tượng khác. Để làm được câu này, học sinh không chỉ nhớ và thuộc lòng máy móc mà cần có thói quen nhận xét sự vật, hiện tượng ở các trường hợp khác nhau.
Ví dụ: khi học công thức thấu kính: 1/f = 1/d + 1/d cần tự biến đổi để làm quen với công thức đó ở các dạng khác nhau như: d = df/ d-f; d = df/ d-f; f = dd/ d+d và các trường hợp đặc biệt: khi d = ∞ thì d = f; khi d = f thì d = ∞; khi d = 0 thì d = 0. Như vậy học sinh sẽ không ngỡ ngàng mà nhận ra ngay công thức này dù nó không được viết tường minh như ở sách giáo khoa.
Đối với câu trắc nghiệm ở mức độ vận dụng, học sinh muốn trả lời đúng phải nắm được bản chất sự vật hiện tượng và thường xuyên có thói quen áp dụng nó vào các trường hợp cụ thể, qua đó nắm được phương pháp vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được. Vấn đề đặt ra trong câu trắc nghiệm ở mức vận dụng có thể là tình huống mới hoặc nhiệm vụ mới. Học sinh cần bình tĩnh, đọc kỹ câu hỏi để khai thác giả thiết cho ở phần dẫn của câu trắc nghiệm để suy ra các kết quả, rồi từ đó phát hiện mối liên hệ giữa giả thiết và kết luận.
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên nhiều câu trắc nghiệm vật lý liên quan đến vấn đề nảy sinh trong thực nghiệm hoặc trong thực tế. Sẽ rất có lợi nếu hằng ngày học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Ví dụ khi học về gương cầu, hãy quan sát ảnh qua gương lắp ở xe máy, xem ảnh ở gương này khác nhau thế nào khi vật ở xa, khi vật ở gần, từ đó nhận xét về tính chất ảnh và điều kiện tương điểm đối với gương cầu.
Khi học về thấu kính, hãy thử tìm cách ước lượng xem tiêu cự của kính đeo mắt mà em có hoặc người thân của em có là bao nhiêu. Những thói quen đó giúp học sinh dần dần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức, giúp đạt điểm cao khi làm loại câu ở mức vận dụng.
wap tuyệt hay, http://top9xy.wap.sh/kinh-nghiem-tuyet-hay/hoc-tap/vat-li/huong-dan-hoc-va-tra-loi-trac-nghiem-mon-vat-li
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét